Vụ lở núi này chỉ kéo dài vỏn vẹn 90 giây, nhưng đã có ít nhất 90 người thiệt mạng và được coi là một trong những vụ sạt núi đẫm máu nhất ở Canada.
Ngày nay, khu vực sạt núi năm xưa trở thành điểm đến du lịch của đông đảo du khách trong và ngoài nước khi tới Canada. Ảnh: Amusing. |
Nơi phải hứng chịu tai nạn này có tên là Frank, một thị trấn khai thác mỏ than đông đúc và nhộn nhịp. Vì khối lượng đất đá khổng lồ nên chính phủ Canada vẫn chưa thể thực hiện việc tìm kiếm các thi thể xấu số bị vùi sâu dưới đống đổ nát này.
Turtle là ngọn núi nằm ở ngay phía nam của Frank, trên đỉnh của nó gồm một lớp đá vôi cũ và các chất mềm như đá phiến sét và đá sa thạch. Ngọn núi cũng có vết nứt chạy dọc bề mặt. Qua năm tháng, do sự ăn mòn của nước với đá vôi, rồi việc đóng băng và tan băng xảy ra liên tục tạo ra các vết nứt sâu hơn của núi và làm địa chất ở khu vực trên đỉnh này mềm hơn. Do đó, việc phần đỉnh núi đá bị sụp đổ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Hai bộ tộc bản địa ở khu vực này là Blackfoot và Kutenai biết rõ về sự bất ổn của ngọn núi, cũng như nguy hiểm mà chúng mang lại. Do đó, họ đã từ chối sinh sống ở những vùng quanh đây. Họ gọi núi Rùa là "ngọn núi có thể chuyển động".
Nhưng sau khi than được phát hiện trên núi Rùa, người ta đã tập trung vào khai thác khoáng sản và hình thành một thị trấn mỏ. Thị trấn được đặt tên là Frank, dựa theo tên của ông chủ Henry Frank, người đã sáng lập ra khu vực này để làm nơi ăn chốn ở cho thợ và nhân viên công ty. Lúc xảy ra sự việc, Frank mới chỉ được thành lập 2 năm.
Toàn bộ khu vực sạt đá được nhìn từ trên núi Rùa. Ảnh: Amusing. |
Một vài tuần sau thảm họa, người dân ở Frank quay trở lại với cuộc sống thông thường. Nhiều người cũng rời bỏ nơi đây vì lo sợ sẽ có một vụ sạt núi nữa, tuy vậy số lượng cư dân ở đây vẫn tăng gấp đôi vào năm 1906. Nơi đây thậm chí còn có thêm 3 khách sạn, một nhà máy và sở thú nhỏ.
Tuy vậy chính phủ vẫn lo ngại về việc sạt núi thứ hai nên vào năm 1911, người dân đã được ra lệnh phải di chuyển khỏi nơi này để đảm bảo an toàn. Năm 1917, mỏ than chính thức đóng cửa.
Sau vụ tai nạn, người ta bắt đầu đổ lỗi cho các công ty khai thác than. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của sự việc này là do cấu trúc không ổn định của địa chất trong núi. |
Ngày nay, Frank là nơi sinh sống yên tĩnh của khoảng 200 người. Vùng đất nơi xảy ra tai nạn lở đất khi xưa vẫn còn tồn tại và được giữ nguyên, rộng đến 300 ha. Mỗi năm, khu này đón khoảng 100.000 du khách ghé thăm và trở thành một trong những điểm hút khách ở Alberta, Canada.
Ngọn đồi hình thiếu nữ khỏa thân say ngủ
Canada là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ và là một trong những quốc gia có nhiều hồ nhất. Theo Wiki, lãnh thổ Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây, giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc. Về phía nam, Canada giáp với Mỹ, về phía tây bắc, Canada giáp với tiểu bang Alaska. Ở phía đông bắc của Canada là đảo Greenland thuộc Đan Mạch. Ngoài khơi phía nam đảo Newfoundland của Canada có quần đảo Saint-Pierre và Miquelon thuộc Pháp. Biên giới chung của Canada với Mỹ về phía nam và phía tây bắc là đường biên giới dài nhất thế giới. Canada là một quốc gia phát triển và nằm trong số các quốc gia giàu có nhất thế giới, với thu nhập bình quân đầu người luôn ở top cao nhất. Canada được xếp vào hàng cao nhất trong các so sánh quốc tế về giáo dục, độ minh bạch của chính phủ, tự do dân sự, chất lượng sinh hoạt, và tự do kinh tế. Canada có thời tiết ôn đới, mùa đông kéo dài với băng tuyết và mùa hè mát mẻ. Đây cũng là điểm đến luôn vào top nơi ngắm cảnh mùa thu đẹp nhất. Tới đây du khách sẽ được ngắm lá phong chuyển sang màu vàng, rồi vàng nhạt, vàng chanh, hoàng yến... Nhiều du khách cho biết họ thích nhất cảm giác được dạo bước theo những con đường dài, hai bên là bạt ngàn những cây phong lộng lẫy kiêu sa. Hiện chưa có đường bay thẳng từ Việt Nam đến Canada do khoảng cách địa lý khá xa. Giá vé và chặng dừng tùy thuộc vào từng hãng bay, thời điểm khởi hành. Một tour đến Canada 11 ngày ở Việt Nam có giá khoảng gần 100.000.000 đồng. |
Anh Minh
from Du lịch - VnExpress RSS http://ift.tt/1iYm2QW
via IFTTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét